Khi con bạn là một NATO!

Chia sẻ từ:

|

Những đứa trẻ lanh mồm lanh miệng thường có nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống và các mối quan hệ. Nhưng bố mẹ có nên hoàn toàn an tâm về điều đó hay không? Cùng xem chia sẻ của Nga nhé!

NATO (no action, talk only). Mồm miệng đỡ tay chân… Đó là cách chúng ta gọi những đứa trẻ lanh miệng nhưng lười. Làm cha mẹ, ai cũng tự hào khi con mình lanh miệng. Nhưng điều đó có thật sự tốt hay không?

Đầu tiên, đó là một điều tốt. Lanh miệng, hay trí thông minh ngôn ngữ cao, là một lợi thế. Con người là loài quần cư. Mọi hoạt động cần sự giao tiếp linh hoạt và khéo léo. Ăn nói khôn ngoan sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với tập thể và tận dụng tốt các mối quan hệ. Đây cũng là điều làm phụ huynh những trẻ lanh miệng cảm thấy an tâm. Trong tương lai, họ có cảm giác con họ “vứt kiểu nào cũng sống được.”

Trong xã hội thiên về thương mại như hiện nay, lanh miệng cũng là một đòi hỏi sống còn. Bạn không thể kết nối hay bán hàng nếu bạn thiếu tài ăn nói. Càng khéo nói, nhân mạch bạn càng rộng, cơ hội của bạn càng nhiều!

Nhưng, nếu cháu là một NATO? Một đứa bé ngoài lanh miệng thì không có gì khác?

Đây chính là lúc thảm họa chực chờ. Ngôn ngữ là công cụ kết nối. Nhưng giá trị mới là cái con người cần ở nhau. Lanh miệng sẽ giúp bạn tạo mối quan hệ với người khác, nhưng tạo ra giá trị mới là cái giữ được cái mối quan hệ đó lâu dài.

Khi con bạn giỏi ăn nói, chứng tỏ trí thông minh ngôn ngữ của cháu vượt trội hơn những trí thông minh khác. Cháu rất có thể lạm dụng điều này mà bỏ đi những ưu thế khác của mình. Bạn cũng chính là một nhân tố khiến cháu lạm dụng. Ví dụ, lúc cháu 5 tuổi, bạn có thể rất tự hào vì nó “biết dùng miệng để nhờ anh chị làm thay nó.” Nhưng đến 11-12 tuổi, cái suy nghĩ của bạn sẽ là: “tới tuổi này rồi còn chưa biết xếp bộ đồ.”

Đó cũng sẽ là cách người khác suy nghĩ nếu con bạn quanh đi quẩn lại cũng chỉ dùng cái mồm. Người ta sẽ nhanh chóng cảm thấy thất vọng và sẽ cảm thấy cái sự lanh miệng đó là một điểm trừ. Sự phát triển cân đối mới thật sự đảm bảo tương lai của cháu.

Chúng ta phải làm gì khi phát hiện con cái chúng ta lanh miệng?

Đầu tiên, chúng ta phải có cái nhìn tổng quát về năng lực của con mình. Bạn có thể làm Sinh trắc Vân tay để xác định những ưu thế khác của cháu ngoài thông minh ngôn ngữ vượt trội. Bạn có thể quan sát để nhận ra những đam mê, những ưu thế khác của cháu. Nhìn được toàn cảnh chúng ta sẽ dễ dàng định hướng cháu tránh lạm dụng mồm mép.

Kế tiếp, chúng ta nên hướng cháu đến sự phát triển cân đối các loại hình thông minh khác nhau. Không khuyến khích cháu dùng lời nói để tránh nghĩa vụ của mình. Tập cho cháu nói được là làm được. Tạo sự hào hứng ở những lĩnh vực cháu cũng có thế mạnh (tìm hiểu thêm về các loại hình thông minh). Bằng cách này, cháu sẽ được phát triển trên nền tảng tạo ra giá trị với sự bổ sung của sự lanh miệng chứ không phải là ngược lại.

Sau cùng, làm sâu sắc hơn khả năng ngôn ngữ của cháu. Nên để cháu hiểu rõ trọng lượng của lời nói. Hướng dẫn cháu sử dụng khả năng ăn nói phù hợp hoàn cảnh. Nên để cháu hiểu lời đã nói ra không thể rút lại. “Hôm qua, con đã nói….”

Tóm lại, khi con bạn là một đứa trẻ lanh miệng, hãy tận dụng thiên khiếu đó, nhưng, phải đi kèm với một năng lực cụ thể. Hãy làm sinh trắc vân tay để xác định năng lực trụ cột của con bạn. Làm được điều này, chúng ta đang dọn cho con một con đường tương lai rộng mở.

Giỏ hàng
Lên đầu trang
Copy link